Bia Xuất Xứ Việt Nam

Bia Xuất Xứ Việt Nam

JavaScript dường như bị vô hiệu trong trình duyệt của bạn. Để có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi, đảm bảo bật Javascript trong trình duyệt của bạn.

JavaScript dường như bị vô hiệu trong trình duyệt của bạn. Để có trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi, đảm bảo bật Javascript trong trình duyệt của bạn.

QUY TẮC XUẤT XỨ CỤ THỂ MẶT HÀNG

Bên cạnh các tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa và hàm lượng giá trị khu vực RVC thì trong các bộ quy tắc xuất xứ còn quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Những mặt hàng này thường được liệt kê trong phụ lục của các bộ quy xuất xứ và kèm theo mỗi mặt hàng đó sẽ bao gồm quy tắc xuất xứ tương ứng riêng cho mỗi mặt hàng. Nếu hàng hóa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho mặt hàng cụ thể đó sẽ được coi là có xuất xứ theo quy định, cho dù có đáp ứng hay không các tiêu chí BVC và CTC.

Các quy tắc xuất xứ cụ thể cho các loại hàng hóa này cũng được xây dựng dựa trên các yêu cầu đối với loại hàng hóa có xuất xứ thuần tuý (hoặc được sản xuất toàn bộ) hoặc trên cơ sở yêu cầu về RVC, hoặc chuyển đổi mã số ở một cấp độ nào đó của hàng hóa, hoặc yêu cầu hàng hóa phải được gia công, chế biến một công đoạn nào đó tại quốc gia xuất khẩu (tiêu chí SP); hoặc kết hợp các tiêu chí nói trên. Tuy nhiên, yêu cầu RVC trong các quy tắc xuất xứ cụ thể của các mặt hàng này luôn bằng hoặc thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chí RVC chung (chẳng hạn chỉ yêu cầu RVC 35% đối với một số sản phẩm cụ thể trong quy tắc xuất xứ ASEAN). Yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn CTC trong tiêu chí chung (tuỳ từng mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa có thể đòi hỏi chuyển đổi ở cấp độ chương 2 số hoặc cấp độ nhóm 4 số hoặc cấp độ phân nhóm 6 số trong danh mục HS).

Khi quy tắc xuất xứ cho mặt hàng cụ thể cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên phải cho phép nhà xuất khẩu hàng hóa quyết định lựa chọn sử dụng tiêu chí cụ thể trong các tiêu chí nói trên để xác định xuất xứ hàng hóa.

Đối với quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong nhiều bộ quy tắc xuất xứ còn xây dựng chi tiết các tiêu chí về chuyển đổi cơ bản, mô tả cụ thể công đoạn sản xuất gia công, chế biến đối với một số nhóm hàng hóa như nhóm hàng sản phẩm dệt may, hàng đồ gỗ, hàng sắt thép,…

Ví dụ: quy tắc xuất xứ cụ thể đối với sản phẩm dệt may trong quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN định nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt được coi là có xuất xứ tại một nước thành viên khi nó trải qua một trong các công đoạn sau trước khi nhập khẩu vào nước thành viên khác:

a) Các chất hóa dầu trải qua quá trình pôlime hóa hay đa trùng ngưng hay bất kỳ một quá trình hóa học hay vật lý nào để tạo nên một cao phân tử;

b) Cao phân tử trải qua quá trình kéo sợi chảy hay đùn để tạo thành xơ tổng hợp;

d) Dệt, dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác;

đ) Cắt vải thành các phần và lắp ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh;

’e) Công đoạn nhuộm vải nếu được kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào có tác động tới việc hoàn chỉnh sản phẩm nhuộm trực tiếp;

g) Công đoạn in vải nếu được kèm thêm bất kỳ công đoạn hoàn tất nào có tác động tới khả năng hoàn chỉnh sản phẩm in trực tiếp;

h) Công đoạn sản xuất một sản phẩm mới có các xử lý như ngâm hay phủ một sản phẩm dẫn đến việc tạo thành một sản phẩm mới thuộc các nhóm nhất định;

i) Các điểm thêu chiếm ít nhất 5% tổng số diện tích sản phẩm được thêu.

Quy tắc về hàng hóa triển lãm

Trong thực tiễn hoạt động thương mại trên thế giới thỉnh thoảng phát sinh trường hợp hàng hóa gửi từ một nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước thành viên khác và được bán trong thời gian hoặc sau thời gian triển lãm nhằm nhập khẩu vào một nước thành viên sẽ được hưởng ưu đãi về xuất xứ theo hiệp định thương mại đã ký kết. Theo quy tắc về vận tải thông thường, các sản phẩm đó sẽ không thỏa mãn để được hưởng ưu đãi về xuất xứ. Tuy nhiên, một số nước và khu vực có quy định trong quy tắc xuất xứ cho hàng hóa này được hưởng ưu đãi với các điều kiện kèm theo thí dụ như đối với EU, Nhật Bản, ASEAN, Thụy Sĩ Na Uy, Nga và các nước Đông Âu. Đó là các sản phẩm phải thỏa mãn các quy định xuất xứ thông thường và thỏa mãn các điều kiện liệt kê dưới đây:

-Người xuất khẩu đã gửi lô hàng từ lãnh thổ của nước cho hưởng tới nước có hội chợ triển lãm và hàng đã được trưng bày tại đó.

– Sản phẩm được người xuất khẩu bán cho một người nào đó tại nước cho hưởng liên quan.

– Sản phẩm được vận chuyển đi tham gia hội chợ triển lãm trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn còn nguyên trạng, không được đem ra sử dụng vào bất kỳ mục đích nào ngoài việc đem ra trưng bày.

Khái niệm và sự cần thiết của việc xác định xuất xứ hàng hóa

Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào khối liên kết thương mại đa phương ở cấp độ khu vực, châu lục và cả toàn cầu, đồng thời cũng tham gia thực hiện nhiều cam kết thương mại song phương theo đó việc các nước dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên để thực hiện được những quyền ưu đãi như vậy cần phải xác định được chính xác xuất xứ hàng hóa.

Điều 1, Hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của một hàng hóa”.

Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 đưa ra khái niệm “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”.

Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005 (Khoản 14, Điều 3) thì “Xuất xứ hàng hóa được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Như vậy xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối, bởi một hàng hóa không phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn ở một nước hay vùng, lãnh thổ mà có thể được tạo nên ở nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Do vậy việc xác định, thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.

Việc xác định xuất xứ hàng hóa ngày càng là một yêu cầu cần thiết trong các quan hệ thương mại giữa các quốc gia bởi chính sách thương mại của các quốc gia và các thỏa thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đặc biệt như trong các khu vực thương mại. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở các số liệu thương mại xuất bản đáng tin cậy, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch, trong trường hợp hệ thống này tồn tại. Các hạn ngạch có thể được áp dụng vì nhiều lý do, từ mục đích bảo vệ thương mại đến các lý do bảo vệ môi trường. Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể. Trong những trường hợp này, các quốc gia trở nên rất tích cực bảo vệ tên hiệu thương mại và chống lại việc làm giả tên hiệu này, sử dụng sai hoặc lợi dụng bởi các nước khác để tăng lượng bán hàng của họ. Các yêu cầu về ký hiệu, bản thân chúng là kết quả của việc áp dụng quy tắc xác định xuất xứ, được sử dụng vì những lý do môi trường. Một số trong số đó tăng cường các mục tiêu môi trường. Số khác hiện theo đuổi việc sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ nhằm mục đích chôn phế thải độc hại hoặc khai thác kiệt quệ và bằng cách đó làm tuyệt chủng các loài thực vật và động vật. Mặc dù là không hợp pháp và là một thực tiễn thương mại không công bằng, một số nước, khi cố tránh bị áp dụng hạn ngạch, đã sử dụng và lạm dụng quy tắc xuất xứ để đưa ồ ạt và bán phá giá hàng hóa tại thị trường các nước khác.

Hiện tại, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là giấy chứng nhận xuất xứ.

Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan vê xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Tuỳ vào từng quốc gia, khối kinh tế khu vực hoặc chính sách thương mại cụ thể mà có nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khác nhau. Đồng thời các quốc gia cũng xây dựng các quy tắc xuất xứ để xác định quốc tế. xuất xứ quốc gia của một sản phẩm trong thương mại

Quy tắc xuất xứ là các điều khoản cụ thể được xây dựng theo các nguyên tắc luật pháp quốc gia hoặc các Hiệp định quốc tế để một nước áp dụng trong việc xác định xuất xứ hàng hóa. Hay nói cách khác, quy tắc xuất xứ là các quy định của hệ thống luật pháp quốc gia hoặc quốc tế đặt ra để xác định xuất xứ.

Căn cứ vào mục đích của các Qui tắc xuất xứ, có thể phân chia Qui tắc xuất xứ thành 02 loại:

Qui tắc xuất xứ ưu đãi là luật pháp, qui định, quyết định hành chính được một quốc gia áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ ưu đãi thuế quan trọng thương mại.

Chế độ ưu đãi thuế quan có thể là các thỏa thuận, Hiệp định song phương hoặc đa phương đề ra các ưu đãi về thuế quan hoặc chế độ ưu đãi thuế quan đơn phương. Các ưu đãi này tất nhiên không chỉ giới hạn trong các cam kết giữa các nền kinh tế thuộc phạm vi khu vực hay quốc tế mà có thể là các ưu đãi một chiều (không có thỏa thuận). Ví dụ như Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) của các nước phát triển dành cho các nước đang và kém phát triển, theo đó một số nước phát triển dành những ưu đãi nhất định về thuế quan cho một số nước đang và kém phát triển khi hàng hóa của nước này thâm nhập vào thị trường nước dành cho ưu đãi. Để được hưởng các ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho mình, hàng hóa phải có xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi được xác định theo tiêu chí xuất xứ cụ thể do các nước cho hưởng ưu đãi đặt ra. Như vậy, Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi sử dụng để xác định sản phẩm nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi hay MFN, áp dụng trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, khu vực và không quy định trong WTO.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi được định nghĩa là các luật, quy định và quyết định hành chính được các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa.

Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan, ưu đãi về phi thuế quan và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại. Một quốc gia có thể không có hoặc không sử dụng các Qui tắc xuất xứ ưu đãi nhưng vẫn phải có những qui tắc xuất xứ không ưu đãi nhất định. Do có nhiều qui tắc xuất xứ không ưu đãi đặt ra như vậy nên cần được hài hòa giữa các quốc gia trên thế giới để đạt được sự thống nhất chung trong cách xác định xuất xứ của hàng hóa nhằm các mục đích không phải ưu đãi thuế quan. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đưa vào nội dung Hài hòa qui tắc xuất xứ tại phần IV của Hiệp định về qui tắc xuất xứ với các nội dung cơ bản áp dụng đồng nhất cho tất cả các mục đích không phải ưu đãi thuế quan và phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng hàng hóa đó nếu có nhiều quốc gia cùng tham gia sản xuất hàng hóa. Quy tắc xuất xứ qui tắc xuất xứ cần phải khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được, không được sử dụng qui tắc xuất xứ trực tiếp hoặc gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng được gắn với những biện pháp hoặc công cụ đó. Bản thân qui tắc xuất xứ không được hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn thương mại quốc tế. Qui tắc xuất xứ không được đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ một cách không hợp lệ hoặc điều kiện không liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến để xác định nước xuất xứ. Tuy nhiên, có thể sử dụng yếu tố chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất và gia công để xác định nước xuất xứ trong trường hợp áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị. Qui tắc xuất xứ phải được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách quan, hợp lý, đồng thời cũng phải mạch lạc và chặt chẽ. Bên cạnh đó, Qui tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chuẩn khẳng định. Tiêu chuẩn khẳng định có thể sử dụng để giải thích thêm tiêu chuẩn phủ định.