Hà Lan là một quốc gia ở phía Tây Âu với dân số là mười bảy triệu người. Hà Lan là một quốc gia đa dạng về ngôn ngữ, tuy nhiên, đa phần người Hà Lan đều nói Tiếng Anh. Điều này tạo ra một môi trường cởi mở mang tầm quốc tế đối với các sinh viên đang có ý định du học Hà Lan. Hà Lan hiện đang đứng thứ 8 trên thế giới về chất lượng đào tạo.
Hà Lan là một quốc gia ở phía Tây Âu với dân số là mười bảy triệu người. Hà Lan là một quốc gia đa dạng về ngôn ngữ, tuy nhiên, đa phần người Hà Lan đều nói Tiếng Anh. Điều này tạo ra một môi trường cởi mở mang tầm quốc tế đối với các sinh viên đang có ý định du học Hà Lan. Hà Lan hiện đang đứng thứ 8 trên thế giới về chất lượng đào tạo.
Để được Chính phủ Hà Lan cho phép thường trú lâu dài tại đây, công dân nước khác phải thực hiện một kỳ thi đặc biệt để kiểm tra sự hiểu biết về đất nước Hà Lan, ở các khía cạnh văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế, lịch sử… Tuy có hệ thống luật pháp khá thoáng, thậm chí cho phép kinh doanh mại dâm và ma túy, song chính sách nhập cư tại quốc gia này lại không hề dễ dàng. Lý do là vì tình trạng nhập cư rộng rãi trước đây khiến nhiều người di cư đến Hà Lan theo các hình thức giả mạo, gian lận để được trở thành công dân của quốc gia này.
Nhưng không vì thế mà cơ hội định cư tại Hà Lan trở nên quá khó khăn, Chính phủ vẫn luôn có chính sách chào đón những cá nhân là công dân tốt, lý lịch trong sạch, có những hiểu biết về đất nước này, có người thân sinh sống tại đây để định cư đoàn tụ cùng gia đình. góp phần đưa xã hội phát triển hơn.
Được biết đến là một quốc gia có phúc lợi xã hội hàng đầu, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhiều người chọn Hà Lan làm điểm dừng chân cuối cùng vì những lý do sau:
Đây là chương trình định cư lao động tay nghề cao và được đánh giá là chương trình định cư được xét duyệt nhanh nhất chỉ trong thời gian 3 tháng.
Yêu cầu để xin visa diện High Skill:
Điều kiện để có quốc tịch Hà Lan:
Trên đây là một số những thông tin về điều kiện xin định cư và ưu điểm của các chương trình định cư tại Hà lan. Nếu bạn đang tìm kiếm một lộ trình học tập, việc làm và định cư tại Hà Lan, liên hệ với VNPC ngay ngày hôm nay bạn nhé!
Bài viết được dựa trên thông tin từ website của Cơ quan Di trú và nhập tịch Hà Lan (Immigration and Naturalisation Service – IND) với đường link website:
Du học sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường Hà Lan được phép ở lại 1 năm để làm việc gọi là Năm đinh hướng (Orientation year). Nếu muốn được ở lại lâu dài, bạn phải xin được việc làm tại Hà Lan với một mức lương tối thiểu theo quy định. Sau khi đủ thời gian ở lại 5 năm liên tục (không được gián đoạn), bạn sẽ tiến hành xin ở lại Hà Lan với tư cách là cư trú dài hạn (Long term resident – EC) hoặc thường trú nhân (Permanent resident -PR).
Sau khi có thường trú nhân, bạn có thể tiến hành nộp đơn xin quốc Tịch Hà Lan nếu đáp ứng được các yêu cầu của IND. Lưu ý: bạn phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam khi xin quốc tịch Hà Lan.
1) Cư trú dài hạn (Long Term Resident – EC)
Bạn có giấy phép cư trú vĩnh viễn hay còn gọi là thường trú nhân (Permanent resident – PR) hoặc có giấy phép cư trú tạm thời (Temporary residence permit) cho một mục đích không tạm thời (Non – temporary purpose) chẳng hạn như làm việc…và bạn muốn tiếp tục sống ở Hà Lan. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú dài hạn EC.
Có giấy phép cư trú dài hạn EC cho phép bạn nộp đơn xin giấy phép cư trú dễ dàng hơn tại các quốc gia khác thuộc Liên minh EU (Europian Union).
Điều kiện để được cấp cư trú dài hạn (Long Term Resident – EC):
– Bạn đã sống ở Hà Lan từ 05 năm trở lên với giấy phép cư trú hợp lệ tính từ thời điểm bạn nộp hồ sơ Cơ quan Di trú và Nhập cư (Immigration and Naturalisation Service – IND).
– Bạn phải ở lại 05 năm liên tục tại Hà Lan kể từ ngày nộp đơn. 05 năm liên tục có nghĩa là trong 05 năm đó bạn đã không ở bên ngoài Hà Lan trong 6 tháng liên tục trở lên, hoặc tổng cộng 10 tháng trở lên trong khoảng thời gian đó.
– Bạn phải có giấy phép cư trú hợp lệ vào thời điểm bạn gửi đơn đăng ký. Đây phải là giấy phép cư trú cho một mục đích không tạm thời. Những năm mà bạn đã có giấy phép cư trú tạm thời, ví dụ như: du lịch, thăm thân, chữa bệnh, học tập, nghiên cứu, sinh viên trao đổi… không được tính vào trong thời hạn 5 năm. Đối với du học sinh, giấy phép cư trú của bạn vẫn được tính là giấy phép cư trú tạm thời, nhưng những năm bạn ở lại Hà Lan cho mục đích học tập, sẽ được tính một nửa thời gian, ví dụ: bạn học đại học tổng cộng 3 năm, thời gian sẽ được tính là 1.5 năm vào trong thời hạn 5 năm theo yêu cầu.
– Bạn đã đăng ký trong thông tin của bạn trong Cơ sở dữ liệu hồ sơ cá nhân thành phố (Municipal Personal Records Database – BRP) tại nơi mà bạn cư trú. IND sẽ kiểm tra thông tin của bạn trên hệ thống BRP.
– Bạn có đủ thu nhập theo quy định. Thu nhập này là độc lập và dài hạn. Bạn có thể sử dụng thu nhập của thành viên gia đình của bạn để bổ sung cho thu nhập của bạn. Chi tiết về quy định thu nhập để xin được EC, bạn vui lòng click vào đây để biết thêm thông tin.
– Bạn có bằng tốt nghiệp hội nhập dân sự. Điều này cho thấy bạn đọc, viết, nói và hiểu đủ tiếng Hà Lan. Trong một số trường hợp, bạn không phải tham gia kỳ thi hội nhập dân sự.
2) Cư trú vĩnh viễn hay còn gọi là thường trú nhân (Permanent resident – PR)
Khi bạn nộp đơn xin thường trú nhân (Permanent resident – PR) tại Hà Lan, Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) sẽ tự động kiểm tra xem bạn có thể nhận được giấy phép cư trú dài hạn (Long Term Resident – EC) hay không. Nếu bạn đã có thường trú nhân, bạn vẫn có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú dài hạn EC.
Điều kiện để được cấp thường trú nhân (Permanent resident – PR):
– Bạn đã sống ở Hà Lan từ 5 năm trở lên với giấy phép cư trú hợp lệ lệ tính từ thời điểm bạn nộp hồ sơ Cơ quan Di trú và Nhập cư (Immigration and Naturalisation Service – IND). Trừ khi bạn thuộc danh mục được miễn trừ. Chỉ những năm từ khi bạn được 8 tuổi mới được tính vào đơn xin thường trú nhân. Nói cách khác, bạn không thể có giấy phép thường trú nhân trước khi bạn 13 tuổi vì thời gian được tính thường trú nhân là 5 năm kể từ năm bạn được 8 tuổi.
– Bạn phải ở lại 05 năm liên tục tại Hà Lan kể từ ngày nộp đơn. 05 liên tục có nghĩa là trong 05 năm đó bạn đã không ở bên ngoài Hà Lan trong 6 tháng liên tục trở lên, hoặc 03 năm liên tục bạn không ở quá 04 tháng liên tiếp trong mỗi năm.
– Bạn có giấy phép cư trú hợp lệ vào thời điểm bạn gửi đơn đăng ký. Đây phải là giấy phép cư trú cho một mục đích không tạm thời
– Bạn đã đăng ký trong thông tin của bạn trong Cơ sở dữ liệu hồ sơ cá nhân thành phố (Municipal Personal Records Database – BRP) tại nơi mà bạn cư trú. IND sẽ kiểm tra thông tin của bạn trên hệ thống BRP.
– Bạn có đủ thu nhập theo quy định. Thu nhập này là độc lập và dài hạn. Bạn có thể sử dụng thu nhập của thành viên gia đình của bạn để bổ sung cho thu nhập của bạn. Chi tiết về quy định thu nhập để xin được PR, bạn vui lòng click vào đây để biết thêm thông tin.
Trong các trường hợp sau đây, bạn không phải thể hiện đủ thu nhập dài hạn độc lập:
– Bạn sống ở Hà Lan từ 10 năm trở lên liên tục với giấy phép cư trú.
– Bạn đã 18 tuổi trở lên và bạn đã có giấy phép cư trú để sống với bố mẹ bạn và không chuyển nơi cư trú chính của bạn ra ngoài Hà Lan. Mối quan hệ gia đình của bạn không bị phá vỡ trong vòng 1 năm sau khi bạn đã nhận được giấy phép cư trú để sống với bố mẹ của bạn. Mối quan hệ gia đình bị phá vỡ khi bạn sống một cách độc lập và cung cấp cho chính mình, hoặc khi bạn hình thành gia đình của riêng bạn bằng cách kết hôn hoặc bắt đầu một mối quan hệ khác.