Việt Nam hiện đang rất thiếu các giám đốc điều hành chuyên nghiệp, một trong những nguyên nhân chính là nhiều người vẫn chưa có những hình dung cụ thể về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của “nhân vật” này để phấn đấu đạt đến.
Việt Nam hiện đang rất thiếu các giám đốc điều hành chuyên nghiệp, một trong những nguyên nhân chính là nhiều người vẫn chưa có những hình dung cụ thể về vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có của “nhân vật” này để phấn đấu đạt đến.
Giám đốc điều hành đại điện cho bộ mặt của doanh nghiệp, họ cũng là người quyết định tương lai cho tổ chức. Mỗi doanh nghiệp có một quy mô và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung, trách nhiệm của CEO sẽ bao gồm:
Nếu chỉ đưa ra các chiến lược chung chung, không rõ ràng, đội ngũ nhân sự sẽ không xác định được mục tiêu và trách nhiệm của họ. Do đó, việc xác định chiến lược dài hạn là trách nhiệm quan trọng nhất của giám đốc điều hành.
CEO cần hệ thống lại tầm nhìn, phát triển chiến lược một cách nhất quán, truyền đạt cụ thể, chi tiết để đội ngũ nhân viên hiểu rõ và làm theo.
CEO là tấm gương để các nhân viên noi theo trong doanh nghiệp. Do đó, hành động, lời nói, phong thái làm việc, lối sống cần được duy trì đúng chuẩn mực. Nói cách khác, họ phải trở thành người mà họ muốn thấy được ở nhân viên của mình.
Hiệu suất, kết quả chính là bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng lãnh đạo của một giám đốc điều hành. Do đó, việc chịu mọi trách nhiệm trong kinh doanh, hoạt động là lẽ đương nhiên với vị trí CEO.
Họ cần kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo truyền đạt rõ ràng các mục tiêu, phương hướng phát triển cho đội ngũ nhân sự. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu suất tối ưu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm quan trọng của giám đốc điều hành là xây dựng, cân bằng nguồn lực và tài chính. Trước các vấn đề về ngân sách, nguồn nhân lực thay đổi liên tục theo từng hoàn cảnh và môi trường kinh doanh, các CEO cần nắm bắt, thấu rõ mọi chiến lược mình đã đặt ra, hiểu sâu các khía cạnh liên quan của doanh nghiệp để gánh vác được trọng trách này.
Vai trò chức năng của giám đốc điều hành có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô, văn hóa, cấu trúc và sản phẩm của công ty. Nhìn chung, vai trò của một CEO sẽ bao gồm:
Định hướng chiến lược: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, xây dựng và thực hiện các chiến lược dài hạn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển.
Quản lý hoạt động: Giám sát và điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm sản xuất, tiếp thị, tài chính, nhân sự và các hoạt động khác.
Đại diện công ty: Đại diện cho công ty trước các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
Xây dựng đội ngũ: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý cấp cao, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị và các cổ đông.
Giám đốc điều hành (CEO) và Director đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CEO có quyền lực và trách nhiệm cao hơn vì đứng đầu toàn bộ doanh nghiệp và phải đảm bảo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi Director chỉ quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận mình trực tiếp quản lý. Cả hai đều phải đưa ra quyết định chiến lược, tài chính và nhân sự để đạt được mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp hoặc bộ phận, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.
Người đứng đầu của toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
Chức danh quản lý một hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp, đứng trên các chức danh khác như manager hay supervisor
Có quyền quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra quyết định về chiến lược, tài chính và nhân sự, đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch và đàm phán
Có quyền quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận mình trực tiếp quản lý, đưa ra quyết định về chiến lược và tài chính của bộ phận
Đứng đầu và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo đạt được mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp
Đứng đầu và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận mình quản lý, đảm bảo mục tiêu và kế hoạch của bộ phận được đạt được
Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra quyết định về chiến lược, tài chính và nhân sự, đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động giao dịch và đàm phán
Quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận mình quản lý, đưa ra các kế hoạch và định hướng cho bộ phận
Đưa ra quyết định chiến lược, tài chính và nhân sự để đạt được mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới
Đưa ra các kế hoạch và định hướng cho bộ phận mình quản lý, đảm bảo hoạt động của bộ phận đạt được mục tiêu và kế hoạch
Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và cổ đông về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận mình quản lý, chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành và ban lãnh đạo về kết quả hoạt động của bộ phận
Mọi tổ chức đều cần một nhà lãnh đạo để định hướng hoạt động và thiết lập tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, doanh nghiệp luôn cần một giám đốc điều hành (CEO). Một CEO sở hữu các kỹ năng lãnh đạo, tư duy chiến lược và chuẩn mực trong các hành vi đạo đức có thể đưa tổ chức đi lên, có chỗ đứng và sự uy tín trên thị trường.
Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến bằng cách bấm Ứng tuyển ngay dưới đây.
Chức vụ: Giám đốc và cấp cao hơn
Yêu cầu giới tính: Không yêu cầu
Tên người liên hệ: Phòng Hành chính Nhân sự
Địa chỉ liên hệ: 95B – 97 – 99 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1.
Số điện thoại liên hệ: (028) 7305 6789
Email liên hệ: [email protected]
Mỗi tổ chức có thể định nghĩa và phân công nhiệm vụ cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức và yêu cầu cụ thể.
Là người đứng đầu cao nhất của tổ chức
Thường đứng thứ hai sau CEO trong cấu trúc tổ chức
Quyết định chiến lược và hướng phát triển tổ chức
Quản lý hoạt động hàng ngày của tổ chức
Định hướng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức
Đảm bảo hoạt động hiệu quả và hiệu suất của tổ chức
Điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức
Quản lý các bộ phận và quy trình cụ thể trong tổ chức
Đại diện cho tổ chức trước công chúng, đối tác và cổ đông
Tương tác với các bộ phận và nhân viên trong tổ chức
Xác định và triển khai chiến lược dài hạn của tổ chức
Hỗ trợ CEO trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược
Có quyền ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề quan trọng của tổ chức
Quyền lực thực hiện nhiệm vụ được giao từ CEO
Giám đốc điều hành có nhiệm vụ quản trị hoạt động của từng phòng ban, bộ phận. Công việc này nhằm giúp CEO điều phối nguồn lực để đạt được tối ưu các mục tiêu.
Để đạt được kết quả tốt, CEO cần xây dựng cách thức quản trị doanh nghiệp và quy trình giám sát phù hợp nhằm đối phó với những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Ngày 28/10, Tập đoàn Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố ra mắt quỹ đầu tư công nghệ VinVentures với tổng tài sản 150 triệu USD (hơn 3.800 tỷ đồng), trong đó 100 triệu USD là danh mục đã đầu tư kế thừa từ Vingroup và 50 triệu USD dự kiến giải ngân trong 3 - 5 năm tới.
Trọng điểm đầu tư của VinVentures là Trí tuệ nhân tạo (AI); Chất bán dẫn (Semiconductor), Điện toán đám mây (Cloud) và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Quỹ cũng mở ra cơ hội cho các startup ở các lĩnh vực khác nếu có tiềm năng tăng trưởng, có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, không nhất thiết giới hạn ở những startup liên quan đến Vingroup.
Phạm vi đầu tư của Quỹ trước mắt là thị trường Việt Nam, hướng tới các startup với đội ngũ sáng lập nội địa ở giai đoạn đầu (giai đoạn hạt giống và giai đoạn Series A – giai đoạn 2 và 3/5 vòng gọi vốn startup). Trong tương lai, Quỹ sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận tới những startup trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường có đặc điểm phát triển tương đồng với Việt Nam như Singapore, Indonesia và Philippines.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm được bổ nhiệm giữ vị trí Giám đốc Điều hành Quỹ VinVentures
Theo công bố, bà Lê Hàn Tuệ Lâm được bổ nhiệm giữ vị trí Giám đốc Điều hành Quỹ VinVentures. Trước khi gia nhập Quỹ VinVentures của Tập đoàn Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Shark Lê Hàn Tuệ Lâm là cái tên khá nổi tiếng trong giới đầu tư tại Việt Nam.
Được biết Lê Hàn Tuệ Lâm sinh năm 1994, quê ở Hải Dương. Shark Tuệ Lâm tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, bà đã làm việc tại nhiều công ty khác nhau như phân tích tài chính tại IP Communications, gia nhập Nextrans (trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc) từ năm 2019 với nhiệm vụ tham gia vào việc đánh giá và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu ở Đông Nam Á và Mỹ.
Sau quãng thời gian chứng minh năng lực và thành công qua nhiều dự án, bà Tuệ Lâm trở thành Giám đốc đại diện cho Quỹ đầu tư Nextrans. Shark Tuệ Lâm cũng là một trong những giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) trẻ nhất tại Việt Nam khi phụ trách quỹ Nextrans Việt Nam từ năm 26 tuổi.
Quỹ đầu tư Nextrans hoạt động chủ yếu ở ba thị trường Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam với danh mục quản lý hơn 70 công ty trong nhiều lĩnh vực. Công việc chính của quỹ là tìm kiếm và “rót vốn” vào các công ty start-up tiềm năng của 3 quốc gia trên. Bà từng là nhà đầu tư nữ duy nhất và trẻ tuổi nhất tại Shark Tank Việt Nam mùa 6, trong vai trò là Giám đốc đại diện của Quỹ Nextrans Việt Nam.
Ngoài ra, Shark Tuệ Lâm còn từng là biên tập tại chuyên trang tài chính quốc tế IF24h, chuyên viên tư vấn tài chính tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Citibank, gia nhập Base.vn - nền tảng phần mềm dành cho doanh nghiệp của Việt Nam. Shark Lê Hàn Tuệ Lâm cũng là một "hot speaker" trong giới khởi nghiệp và từng là lọt danh sách 30 Under 30 châu Á do Forbes lựa chọn năm 2021.
Trong khi đó, đầu tư vào các startups công nghệ luôn là chiến lược nhất quán của Vingroup trong quá trình dịch chuyển thành tập đoàn Công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trước VinVentures, Vingroup cũng đã đầu tư cho nhiều startup công nghệ thông qua các Quỹ như Vingroup Ventures, VinTech City. Với nguồn lực mạnh từ tập đoàn, các startup đều phát triển thành công và có sản phẩm ra thị trường, thậm chí vươn lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động như VinBigData, VinAI, VinBrain, VinCSS....
Tiếp nối sứ mệnh kiến tạo, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số của Vingroup, VinVentures tạo điều kiện tối đa để các ý tưởng, sáng tạo công nghệ được hiện thực hóa, vươn ra thị trường Việt Nam và khu vực, đồng thời mở rộng nguồn thu cho Tập đoàn.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Với doanh nghiệp địa ốc mới thành lập tại Hải Phòng, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp quản lý hơn 100 công ty con.
Ngày 2/11/2024 , Trung tá Nguyễn Đạt được Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định giữ chức Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Ông Nguyễn Đạt sinh năm 1981, 43 tuổi, là thành viên trẻ nhất trong Ban TGĐ Viettel hiện nay.
Ông Đạt gia nhập Viettel từ năm 2008, kinh qua nhiều vị trí, từ nhân sự về quản trị hệ thống đến cán bộ quản lý, giữ các chức vụ quan trọng.
Ông Đạt đã 2 lần giữ chức vụ Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn, 2 lần đảm nhiệm vị trí người đứng đầu TCT Mạng lưới Viettel (VTNet). Ông Đạt cũng từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Movitel (Viettel Mozambique) và Tổng Giám đốc TCT CP Đầu tư quốc tế (Viettel Global).
Chủ tịch - TGĐ Tào Đức Thắng cho rằng, trong thời gian điều hành tại Mozambique, ông Nguyễn Đạt đã dẫn dắt Movitel vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng được chiến lược đúng và dài hạn, đặt nền móng cho sự lớn mạnh của Movitel sau này.
Có thể kể đến việc Movitel khôi phục hạ tầng mạng lưới sau 2 cơn siêu bão IDAI và Kenneth, đề xuất thành công lên Chính phủ Mozambique cấp miễn phí tần số kinh doanh 4G, miễn phí giấy phép hợp nhất các dịch vụ viễn thông và triển khai công nghệ không giới hạn hay giải quyết được nhiều vấn đề pháp lý cho thị trường, doanh thu đều tăng trưởng trên 20%…
Đến tháng 9/2022, ông Đạt nhận quyết định đảm nhiệm vị trí TGĐ TCT Mạng lưới Viettel sau hơn 1 năm là TGĐ TCT Đầu tư Quốc tế Viettel trước khi được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel.
Với vai trò Phó TGĐ Tập đoàn, ông Nguyễn Đạt sẽ phụ trách lĩnh vực kỹ thuật, vận hành khai thác và CNTT của Viettel.