Tại TP.HCM, theo nguồn tin của Dân Việt, chiều 28/12, UBND TP.HCM đã họp với các quận, huyện và TP.Thủ Đức để bàn phương án dạy học trực tiếp.
Tại TP.HCM, theo nguồn tin của Dân Việt, chiều 28/12, UBND TP.HCM đã họp với các quận, huyện và TP.Thủ Đức để bàn phương án dạy học trực tiếp.
TPO - Sáng nay 13/4, gần 600.000 trẻ mầm non ở Hà Nội trở lại trường sau gần một năm nghỉ học hoàn toàn ở nhà. Hà Nội cũng là địa phương cuối cùng trên cả nước cho phép trẻ mầm non đi học trực tiếp.
Sáng nay 13/4, gần 600.000 trẻ mầm non ở Hà Nội trở lại trường sau gần một năm nghỉ học hoàn toàn ở nhà.
Trường mầm non Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn cho các em đo thân nhiệt, sát khuẩn tay... ngay từ cổng trường.
Tại 2 cổng chính và phụ, giáo viên trong trang phục hoá trang thành những chú vịt và gấu ngộ nghĩnh giúp các bạn nhỏ cảm thấy thân thuộc hơn, không còn bỡ ngỡ khi trở lại lớp học.
Nụ cười rạng rỡ của các bé khi được trở lại lớp học.
Cô Vũ Thị Hải Ngọc (Hiệu trưởng trường mầm non Vân Hồ) cho biết: “Để chuẩn bị tốt cho học sinh khi trở lại trường, toàn bộ giáo viên nhà trường đã được tập huấn cách phòng, chống dịch. Nhà trường có 300 học sinh với 12/13 lớp các con trở lại học hôm nay. Nhà trường cũng đang tổng hợp danh sách khoảng gần 100 bạn học sinh đủ 5 tuổi để chuẩn bị tiêm phòng, chống dịch COVID-19".
Anh Trung Kiên (quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Tôi quyết định cho con đi học trở lại, tôi yên tâm khi các con quay trở lại trường học khi dịch bệnh đã được kiểm soát và công tác phòng, chống dịch của nhà trường cũng rất đảm bảo".
Với các lớp nhỏ 2 tuổi, khá nhiều các con mếu máo, lạ lẫm khi đến lớp học hôm nay. Các cô giáo phải mất khá nhiều thời gian dỗ dành, ổn định cho các con.
Tại trường mầm non Khương Đình, ngay từ sáng sớm, các phụ huynh đã hân hoan đưa con đến trường.
Đại diện nhà trường cho biết đã lên kế hoạch tuần đầu chủ yếu tổ chức các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng để các em làm quen với môi trường, thầy cô, bạn bè.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội là địa phương cho trẻ mầm non nghỉ ở nhà lâu nhất. 1.145 cơ sở giáo dục mầm non của thành phố đã phải đóng cửa hoàn toàn kể từ tháng 4/2021. Sau hôm nay, toàn bộ 2,2 triệu trẻ mầm non và học sinh phổ thông ở Hà Nội được đi học trực tiếp đầy đủ.
Khẩn trường rà soát, khắc phục hậu quả sau bão
Theo báo cáo nhanh của các đơn vị trường học trên địa bàn TP, cơn bão số 3 (Yagi) gây hiệt hại đáng kể về tài sản, chủ yếu làm gãy đổ cây xanh, tường bao, tốc mái nhà xe; rất may không có thiệt hại về người.
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh chia sẻ, kết quả rà soát tại các trường học (mầm non, tiểu học, THCS) trên địa bàn huyện cho thấy, có 505m2 mái, 40m tường rào, 6 cửa kính, 4 thiết bị điện tử, 21 biển bảng bị gãy, đổ, hư hại; 31 cây xanh bị bật gốc. Trong buổi sáng nay, các trường học đã huy động nhiều lực lượng vào cuộc để phối hợp hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão.
Phó trưởng Phòng Phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Nguyễn Tiến Dũng cho biết, tại các trường học trên địa bàn huyện có tổng 98 cây xanh bị gãy đổ, 15m tường rào đổ, 1 biển trường gãy; 60 biển bảng, khẩu hiệu bị bay, 300m mái tôn bị tốc.
Thông tin về tình hình thiệt hại sau bão Yagi, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho hay: các trường học trên địa bàn quận Ba Đình có 68 cây, 1 cổng sắt, 17m tường rào bị đổ, 7 mái bị tốc. Hiện các trường huy động lực lượng phối hợp với UBND phường và Ban quản lý dự án nhanh chóng dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão để bảo đảm điều kiện an toàn trước khi cho học sinh trở lại trường học.
Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Ban giám hiệu và chi đoàn giáo viên phối hợp với lực lượng dân quân của phường Vĩnh Phúc ra quân dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra. Các phòng học, phòng chức năng được kiểm tra và xử lý đảm bảo an toàn sau bão. Khu vực cổng trường, sân trường và hành lang lớp học được các chi đoàn giáo viên dọn dẹp vệ sinh; những cành cây gẫy đổ được cắt tỉa, trồng lại, lá cây rụng được quét dọn dẹp sạch sẽ.
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Hà Đông sáng nay có rất đông phụ huynh đến trường từ sớm, cùng thầy cô giáo cắt tỉa cành cây gãy đổ, vệ sinh lớp học, sân trường để chuẩn bị điều kiện an toàn đón học sinh trở lại.
Trước đó, thực hiện tinh thần Công điện của Bộ GD&ĐT và văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT đã gửi các đơn vị, nhà trường 2 văn bản về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi) nêu rõ: nhà trường chủ động vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra; dọn dẹp vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng chống dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới.
“Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường hoàn thành công tác dọn dẹp, vệ sinh môi trường trước 15 giờ chiều nay”, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết.
Còn Ban giám hiệu Trường THCS Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình cho hay, chỉ trong một buổi sáng nay, nhờ sự đoàn kết, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các lực lượng cùng cán bộ giáo viên, khuôn viên Trường THCS Hoàng Hoa Thám đã khang trang, gọn sạch và an toàn.
Chủ động thời gian đón học sinh trở lại
Sáng 8/9, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn số 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN gửi phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; các trường học trực thuộc; trung tâm tin học - ngoại ngữ - kỹ năng sống về việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3, chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học.
Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị Trưởng các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng nhà trường khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí, khắc phục hậu quả do báo số 3 gây ra; theo dõi chặt chẽ thời tiết và tình hình thực tế của đơn vị để chủ động quyết định thời gian học sinh trở lại trường, bảo đảm thực hiện tốt khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.
“Trong ngày hôm nay, 8/9, các trường rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nếu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thì tổ chức dạy - học từ ngày mai, 9/9. Đối với trường chưa đủ điều kiện thì tiếp tục cho học sinh nghỉ học, tập trung khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn mới đón học sinh trở lại trường học”, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.
Theo đó, với các nhà trường chưa thể đón học sinh trở lại trường theo kế hoạch, ban giám hiệu nhà trường yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đến trường, khẩn trương khắc phục hậu quả của bão; chủ động có kế hoạch dạy bù cho học sinh; đồng thời, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình để quản lý, bảo đảm an toàn cho học sinh.
Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, hiện các nhà trường đang tích cực thu dọn cành cây gãy đổ, rà soát đường điện, khơi thông hệ thống thoát nước, bảo đảm môi trường học đường thông thoáng, an toàn.
Tinh thần chung được các đơn vị, trường học quán triệt tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là tuyệt đối không chủ quan với diễn biến thời tiết sau khi bão tan; duy trì lực lượng ứng trực tại trường, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất ngờ; đồng thời thông tin tới gia đình nhắc nhở học sinh phòng tránh tai nạn thương tích khi di chuyển trên đường.
Được biết, ngày mai (9/9), hầu hết các trường học trên địa bàn TP đón học sinh trở lại học tập bình thường. Được sự đồng ý của phụ huynh, có trường chuyển sang học trực tuyến; số ít trường tiếp tục nghỉ học để đơn vị khẩn trường khắc phục hậu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn trước khi đón học sinh.
Sau nhiều tuần cách ly xã hội để phòng dịch COVID-19, sáng nay (5/4), 36 địa phương đã chính thức cho học sinh quay trở lại trường. Việc cho học sinh đi học trở lại phải đảm bảo các yêu cầu phòng dịch theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ngày 4/5, các tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt quyết định cho học sinh quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19.
Học sinh bắt buộc phải đeo khẩu trang, trang bị bình nước uống cá nhân, thực hiện đo nhiệt độ, rửa tay trước khi bước vào lớp.
Nhiều trường chia lớp và cho học sinh học lệch ca sáng chiều và đến lớp theo khung giờ cách nhau 15 phút.
Một trong những quy tắc đặc biệt nhất là yêu cầu học sinh ngồi cách xa nhau 1,5 mét và mỗi lớp không quá 20 học sinh.
Nhiều trường tách đôi lớp học, chia mỗi bàn chỉ 2 học sinh ngồi 2 đầu để đảm bảo khoảng cách tối thiếu theo quy định.
Cô và trò đều đeo khẩu trang đúng quy định.
Để đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn cho học sinh, các trường đồng loạt không tổ chức lễ chào cờ tập trung ngoài trời như thường lệ mà thay vào đó học sinh được chào cờ tại lớp học.
Lễ chào cờ vẫn diễn ra đúng thủ tục và trang nghiêm. Đây là một trong những buổi chào cờ đáng nhớ nhất của quãng đời học sinh, sinh viên.
Ngày 4/5, các tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt quyết định cho học sinh quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19.
Học sinh bắt buộc phải đeo khẩu trang, trang bị bình nước uống cá nhân, thực hiện đo nhiệt độ, rửa tay trước khi bước vào lớp.
Nhiều trường chia lớp và cho học sinh học lệch ca sáng chiều và đến lớp theo khung giờ cách nhau 15 phút.
Một trong những quy tắc đặc biệt nhất là yêu cầu học sinh ngồi cách xa nhau 1,5 mét và mỗi lớp không quá 20 học sinh.
Nhiều trường tách đôi lớp học, chia mỗi bàn chỉ 2 học sinh ngồi 2 đầu để đảm bảo khoảng cách tối thiếu theo quy định.
Cô và trò đều đeo khẩu trang đúng quy định.
Để đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn cho học sinh, các trường đồng loạt không tổ chức lễ chào cờ tập trung ngoài trời như thường lệ mà thay vào đó học sinh được chào cờ tại lớp học.
Lễ chào cờ vẫn diễn ra đúng thủ tục và trang nghiêm. Đây là một trong những buổi chào cờ đáng nhớ nhất của quãng đời học sinh, sinh viên.