Công nghệ bán dẫn là ngành học đang “hot” trong vài năm trở lại đây. Theo PGS.TS Phạm Nguyên Hải, khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), tương lai ngành học này sẽ không thua kém các ngành Khoa học máy tính, Kinh tế vì cơ hội việc làm rất lớn.
Công nghệ bán dẫn là ngành học đang “hot” trong vài năm trở lại đây. Theo PGS.TS Phạm Nguyên Hải, khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), tương lai ngành học này sẽ không thua kém các ngành Khoa học máy tính, Kinh tế vì cơ hội việc làm rất lớn.
Sinh viên học ngành Công nghệ truyền thông được trang bị khối kiến thức chuyên môn về lĩnh vực truyền thông như quy trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, multimedia…), kỹ năng quản trị sản xuất. Người học được phát triển năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông bằng việc nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập chiến lược/ kế hoạch truyền thông, marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, tiếng Anh, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian), kỹ năng làm việc trong tổ chức…
Các môn học đầy hấp dẫn và bổ ích trong ngành Công nghệ truyền thông bao gồm: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Quản trị truyền thông marketing tích hợp, Xây dựng chương trình báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho in ấn và quảng cáo, Xuất bản truyền thông, Xây dựng chương trình truyền hình, Kỹ xảo điện ảnh số - digital FX...
Công nghệ truyền thông (tiếng Anh là Communication Technology) là ngành học đào tạo các kiến thức về lĩnh vực truyền thông nghe nhìn như điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, kinh doanh sản phẩm truyền thông, nghiên cứu thị hiếu, khán thính giả. Thông qua chương trình học ngành Công nghệ truyền thông, sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng sáng tạo và quản trị sản xuất, có khả năng lập kế hoạch truyền thông, marketing, triển khai hiệu quả. Ngoài ra, còn các kỹ năng khác như giao tiếp, trình bày đa phương tiện, khả năng sử dụng tiếng Anh, quản lý dự án, lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ truyền thông trang bị cho sinh viên cách vận dụng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng sản xuất, phát triển, kinh doanh các sản phẩm truyền thông phục vụ cho nhu cầu công việc sau khi ra trường. Sinh viên còn được cung cấp khối kiến thức cơ bản về cách thức, quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thông như: chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, tác phẩm điện ảnh, phim truyện...
Ngành Công nghệ truyền thông giúp sinh viên phát triển về năng lực quản trị, kinh doanh sản phẩm truyền thông. Từ đó, nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, marketing về phương án kinh doanh sản phẩm truyền thông hiệu quả.
Top 3 trường dạy ngành Công nghệ truyền thông tốt nhất
BNEWS Các trường cao đẳng và đại học trên khắp Nhật Bản đang nỗ lực toàn diện để đào tạo các nhà nghiên cứu và kỹ sư chuyên ngành nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn đang hồi sinh của đất nước.
Số lượng nhân viên trong lĩnh vực chip của Nhật Bản đạt đỉnh điểm vào năm 2000, sau đó bắt đầu giảm dần xuống mức đáy vào giữa những năm 2010.
Nhân lực trong ngành đã tăng trở lại trong những năm gần đây, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của những doanh nghiệp sản xuất chip khổng lồ như TSMC của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và liên minh Rapidus.
Theo dữ liệu từ công ty giới thiệu việc làm Recruit, trong nửa đầu năm 2023, số vị trí tuyển dụng dành cho kỹ sư ngành bán dẫn cao gấp 12,8 lần so với năm 2013.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Thông tin và Điện tử Nhật Bản, các nhà sản xuất chip lớn của Nhật Bản sẽ cần thêm ít nhất 40.000 chuyên gia trong thập kỷ tới.
Ngành công nghiệp này, bao gồm các nhà sản xuất vật liệu và thiết bị sản xuất chip, cũng như những nhà sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt khoảng 100.000 nhân lực.
Đại học Kumamoto, tỉnh Kumamoto - nơi TSMC đang xây dựng tổ hợp sản xuất chip đã thiết lập chương trình giảng dạy về thiết bị bán dẫn trong năm tài chính 2024. Sinh viên theo học ngành này sẽ mặc đồ bảo hộ và được đào tạo thực hành trong “phòng sạch” xây dựng trong khuôn viên của trường.
Đây là điều “bất thường” tại Nhật Bản khi khi một trường đại học có toàn bộ khóa học chỉ dành riêng cho chất bán dẫn. Các lớp học bao gồm phần giới thiệu về chất bán dẫn và một phần về thiết kế hệ thống tích hợp. Chỉ có 20 suất được mở cho năm học đầu tiên tuyển chọn từ 46 ứng viên.
Trả lời câu hỏi về về việc liệu ai đó có thể bắt đầu học lĩnh vực này sau khi được thuê làm việc hay không, Giáo sư Kỹ thuật - Tetsuo Endo của Đại học Tohoku cho biết: “Công nghệ phát triển nhanh chóng trong ngành bán dẫn. Kiến thức trong nhiều lĩnh vực là cần thiết và việc đào tạo nội bộ (trong công ty) cũng có những hạn chế.”
Theo Recruit, nhiều người chuyển sang lĩnh vực bán dẫn từ lĩnh vực khác đã học về bán dẫn ở trường đại học. Phó Chủ tịch của Đại học Kumamoto - Tsuyoshi Usagawa cho biết, vùng Kyushu - nơi Đại học Kumamoto tọa lạc “là nơi các kỹ sư bán dẫn có thể tỏa sáng”.
TSMC dự kiến sẽ đưa nhà máy sản xuất chip Kumamoto đầu tiên vào hoạt động vào cuối năm nay. Tỉnh này cũng là nơi đặt cơ sở của Sony Semiconductor Manufacturing và Tokyo Electron Kyushu.
Gần 50 sinh viên tốt nghiệp Đại học Kumamoto hiện đã tìm được việc làm trong ngành bán dẫn, con số này sẽ lên tới 100 người trong năm tài chính 2027. TSMC đã ký một thỏa thuận cam kết cung cấp cho sinh viên Đại học Kumamoto cơ hội thực tập có trả lương tại trụ sở chính của công ty ở Đài Loan, cũng như các suất học bổng.
Đại học Kumamoto sẽ xây dựng cơ sở đào tạo và nghiên cứu mới vào mùa xuân năm 2025 và bổ sung thêm nhiều giảng viên.
Rapidus, nhà sản xuất chip mới thành lập của Nhật Bản được Chính phủ hỗ trợ, đã chọn xây dựng một nhà máy mới ở Hokkaido. Tại đó, một tập đoàn chip, Chính phủ và giới học thuật đang cùng nhau hoạt động.
Phó Chủ tịch điều hành tại Đại học Hokkaido - Junji Yamaguchi cho biết: “Chúng tôi sẽ đào tạo những tài năng hàng đầu”.
Đại học Hokkaido đang nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng để đào tạo các chuyên gia bán dẫn. Trường cũng đang hợp tác với Đại học Tohoku và Đại học Kumamoto để thu thập kiến thức chuyên môn.
Theo ông Yamaguchi: “Công nghiệp không phát triển mạnh ở Hokkaido và 80% sinh viên tốt nghiệp rời khỏi tỉnh. Tuy nhiên, ông cho rằng: “Trong tương lai, tôi tin rằng Rapidus và các công ty liên quan sẽ là những người tiếp nhận sinh viên”. Đại học Hokkaido dự kiến sẽ gửi hơn 180 người đến ngành công nghiệp bán dẫn vào khoảng năm 2030 - gấp ba con số hiện tại.
Đại học Tohoku có “phòng sạch” rộng 8.500 m2, đứng đầu về diện tích tại Nhật Bản. Để đào tạo sinh viên, trường đại học này đã trang bị dây chuyền sản xuất tấm silicon 300 mm - ngang tầm với cơ sở vật chất hiện đại.
Trong khi đó, Viện Công nghệ Tokyo đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chất bán dẫn vào năm tài chính 2024. Cơ sở này sẽ tập trung vào các mạch tích hợp quy mô lớn (LSI) mà Rapidus sẽ sản xuất.
Một sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ “Nhà đổi mới LSI” để đưa vào sơ yếu lý lịch cho các cuộc phỏng vấn xin việc. Một buổi phổ biến thông tin được Viện tổ chức vào tháng 4 vừa qua đã thu hút khoảng 60 người tham gia - nhiều hơn so với dự kiến.
Đại học Hiroshima sẽ bổ sung thêm 30 suất cho chương trình sau đại học liên quan và đang tuyển dụng khoảng 6 giảng viên toàn thời gian mới, trong khi 25 trường kỹ thuật trên cả nước cũng đang thiết lập chương trình đào tạo chung về chất bán dẫn.
Theo các nhà quan sát, các sinh viên đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến ngành công nghiệp bán dẫn. Một nhà nghiên cứu sau đại học tại Đại học Kumamoto cho biết: “Các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo từng phổ biến hơn với sinh viên, nhưng hiện nay nhu cầu về chất bán dẫn ngày càng lớn hơn”.