Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.
Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.
Bạn không nên tiêm vaccine HPV nếu:
Hiện nay, hai loại vắc xin HPV phổ biến tại Việt Nam gồm Cervarix và Gardasil. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt về chủng virus có thể kháng, độ tuổi, chi phí tiêm phòng,…khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng tiêm. Do đó, bạn nên trao đổi với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn và lựa chọn loại phù hợp.
Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK). Loại này có khả năng chống lại chủng HPV-16 và HPV-18. Hiện, vắc xin HPV này được phê chuẩn tiêm HPV cho nữ giới từ 10 đến 25 tuổi trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Gardasil do tập đoàn dược và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme (MSD – MỸ) sản xuất. Loại này có hai phiên bản gồm Gardasil 4 và Gardasil 9. Trong đó, Gardasil 4 có khả năng kháng lại 4 chủng virus gồm 6, 11, 16 và 18. Gardasil 9 có thể kháng lại 9 loại HPV gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Đây là loại vắc xin HPV có thể được sử dụng cho cả nam giới và nữ giới nhằm phòng bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…Gardasil 4 được chỉ định cho người từ 9 – 25 tuổi, Gardasil 9 có thể tiêm cho người từ 9 – 45 tuổi.
Xem thêm: Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng?
Theo CDC, hơn 98% người tiêm phòng sản sinh kháng thể với các chủng HPV sau khoảng 1 tháng hoàn thành liệu trình tương ứng với từng loại vắc xin. Tùy loại, hiệu quả tiêm phòng có thể kéo dài khoảng 6 – 10 năm và không cần tiêm liều nhắc.
Giá tiêm phòng HPV dao động trong khoảng 848.000 – 3.059.000 đồng/mũi tùy mỗi loại. Ngoài ra, giá tiêm có thể thay đổi theo cơ sở tiêm chủng và các dịch vụ đi kèm. Bạn nên liên hệ với cơ sở tiêm phòng để biết giá chi tiết.
Vắc xin HPV rất an toàn. Kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 2006, tính an toàn tiêm chủng của vắc xin HPV đã được đánh giá thông qua nhiều nghiên cứu và giám sát quy mô lớn. Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn vắc xin (GACVS), phối hợp với các cơ quan y tế từ Đan Mạch, Vương quốc Anh và Mỹ, đã liên tục xem xét dữ liệu an toàn trong nhiều năm.
Những tín hiệu ban đầu liên quan đến sốc phản vệ và ngất xỉu đã được xác định từ sớm, nhưng cả hai đều hiếm gặp. Trong đó, sốc phản vệ xảy ra khoảng 1,7 trường hợp trên một triệu liều, ngất xỉu thường liên quan đến lo âu hoặc căng thẳng khi tiêm.
Thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học đánh giá nguy cơ của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré (GBS) đã cho thấy không có nguy cơ gia tăng nào liên quan đến vắc xin HPV. Khảo sát từ các nhóm dân số lớn ở nhiều quốc gia liên tục chứng minh rằng vắc xin HPV rất an toàn, không có mối liên hệ đáng lo ngại nào với các rối loạn tự miễn dịch hay các vấn đề sức khỏe khác.
Dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan đến hàng trăm nghìn ca mang thai ở Đan Mạch và Mỹ cho thấy không có tác động bất lợi nào đến kết quả thai kỳ, dị tật bẩm sinh hay sức khỏe của mẹ khi vắc xin HPV được tiêm nhầm trong thời gian mang thai.
Vắc xin HPV chỉ có thể bảo vệ khỏi những loại HPV chưa phơi nhiễm. Mọi người, không phân biệt giới tính, được khuyến cáo tiêm chủng vắc xin HPV trước khi tiếp xúc với virus qua hoạt động tình dục. Dưới đây là các khuyến nghị về độ tuổi và đối tượng tiêm phòng HPV:
Theo một báo cáo của UNFPA và Hội đồng Ung thư New South Wales (2020), tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ sáu với 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong trong năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng HPV và tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung còn thấp. Dữ liệu khảo sát năm 2021 chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 12% phụ nữ, trẻ em gái trong độ tuổi 15 – 29 được tiêm HPV và chỉ 28% phụ nữ trong độ tuổi 30 – 49 được khám sàng lọc ung thư. Do đó, mỗi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con đi tiêm HPV phòng ngừa ung thư liên quan đến virus này càng sớm càng tốt.
Bạn không cần khám phụ khoa trước khi tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, phụ nữ được khuyến khích nên thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện bệnh, và điều trị kịp thời nếu có.
Xem thêm: Tiêm HPV trễ có sao không?
Tiêm phòng HPV rất quan trọng, giúp cơ thể tránh nguy cơ virus xâm nhập và gây ra các bệnh nguy hiểm. Bạn cần đảm bảo các điều kiện tiêm phòng và và nắm vững các lưu ý trước khi tiêm HPV cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?
Bạn không cần xét nghiệm hay khám sàng lọc trước khi tiêm HPV. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có nguy cơ nhiễm HPV, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm trước tiêm chủng. Mục đích chính của việc khám sàng lọc trước tiêm là kiểm tra tổng quát, tìm ra những điểm bất thường hay tiền sử dị ứng.
Nếu có điều kiện, bạn vẫn có thể làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung như Pap smear hay sàng lọc HPV để biết được tình trạng sức khỏe bản thân. Một số trường hợp đặc biệt như đang điều trị các bệnh khác, có nguy cơ nhiễm HPV cao, có dấu hiệu mang thai… bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và khám sàng lọc nếu cần thiết.
Bạn có thể xét nghiệm sàng lọc HPV hoặc tiêm phòng HPV tại trung tâm y khoa Diag. Quy trình khám và tiêm phòng nhanh chóng, cam kết bảo mật thông tin giúp bạn an tâm khi lựa chọn dịch vụ tại đây.
Khách hàng có nhu cầu tiêm HPV có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
CÓ. Theo CDC, 91% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm nhất định nào đó trong đời nếu có hoạt động tình dục. Tiêm vắc xin cho nam giúp phòng bệnh do nhiễm virus HPV, ngăn ngừa các loại ung thư liên quan đến HPV, như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư họng,… Việc tiêm phòng còn giúp nam giới giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.
Tiêm HPV là giải pháp phòng tránh nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm do nhiễm virus HPV gây ra. Mỗi người, không phân biệt giới tính, nên tiêm phòng trong độ tuổi từ đủ 9 tuổi để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi độ tuổi sẽ có liệu trình tiêm phòng khác nhau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư nguy hiểm. Vaccine HPV là giải pháp hữu hiệu phòng tránh sự xâm nhập của các chủng virus HPV. Vậy trước khi tiêm HPV cần làm gì? Bài viết của Diag sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
CÓ. Tiêm vắc xin HPV vẫn có tác dụng ngay cả khi bạn đã có quan hệ tình dục. Vắc xin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do nhiều loại virus HPV khác nhau. Nếu bạn đã mắc một số chủng, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi những loại khác chưa nhiễm, nhất là các chủng nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vắc xin giúp cơ thể nhận biết và phản ứng nhanh chóng hơn nếu bạn tiếp xúc với virus HPV trong tương lai.
Xem thêm: Chỉ tiêm 2 mũi HPV có được không?