Hoa Kỳ Là Nước Xuất Khẩu Nông Sản Lớn

Hoa Kỳ Là Nước Xuất Khẩu Nông Sản Lớn

10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với thị phần 21,6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26%. Nhóm hàng đồ gỗ và thủy sản tiếp tục đóng vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu tăng tương ứng là 26% và 14%. Các nông sản khác như hạt điều, tiêu và rau quả cũng góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng trái cây của Việt Nam ngày càng có cơ hội tại Hoa Kỳ. Bên cạnh 8 loại trái cây được phép nhập khẩu chính ngạch, thì mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đang thực hiện các thủ tục pháp lý, cho phép nhập khẩu chanh leo của Việt Nam và khởi động quy trình xem xét đối với sản phẩm mới của Việt Nam, gồm chanh không hạt, ổi và mít.

10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với thị phần 21,6%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 26%. Nhóm hàng đồ gỗ và thủy sản tiếp tục đóng vai trò chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu tăng tương ứng là 26% và 14%. Các nông sản khác như hạt điều, tiêu và rau quả cũng góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng trái cây của Việt Nam ngày càng có cơ hội tại Hoa Kỳ. Bên cạnh 8 loại trái cây được phép nhập khẩu chính ngạch, thì mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đang thực hiện các thủ tục pháp lý, cho phép nhập khẩu chanh leo của Việt Nam và khởi động quy trình xem xét đối với sản phẩm mới của Việt Nam, gồm chanh không hạt, ổi và mít.

ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP

Tân đại sứ Hoa Kỳ Marc E. Knapper cho biết, đồ gỗ nội thất và mặt hàng thủy sản sản xuất tại Việt Nam đang rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng, tin tưởng.

Riêng đối với nhóm hàng trái cây và các thực phẩm khác, nông sản Việt Nam sang Hoa Kỳ hiện chủ yếu phục vụ cho người gốc Việt và gốc Á, đa số các sản phẩm bán ra là sản phẩm khô.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới khai thác được thị trường người gốc Á - dù tỉ lệ người gốc Á ở Hoa Kỳ hiện vẫn chưa cao. Trong khi đó, thị trường người Hoa Kỳ bản đại và người Mỹ gốc Latin vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác nhiều, nên dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Hoa Kỳ còn rất lớn.

Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 cũng đã khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi thói quen tiêu dùng ăn uống. Hiện nay, Hoa Kỳ đang ưa chuộng hàng đông lạnh, có thể bảo quản được lâu, tiện dụng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh các mặt hàng có thể bảo quản lâu, chế biến sẵn.

“Trong những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Mỹ sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, chuyên môn, nhân sự để trở thành đối tác trong ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, hai nước đã có những hợp tác rất tuyệt vời cùng nhau trong nông nghiệp, trong đó có việc bảo vệ nguồn lợi sông ở Đồng bằng sông Cửu Long”.

Ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

Đại sứ Marc khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn trở thành một trong những đối tác hàng đầu do Việt Nam lựa chọn: “Nông sản Mỹ có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn cung dồi dào cho thị trường Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm rất đa dạng cho người tiêu dùng Hoa Kỳ”.

Nhất trí với ông Marc E. Knapper, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói các nông sản Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam có thứ hạng cao nên 2 bên sẽ tiếp tục làm việc để giữ được sự thông suốt trong giao thương và hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ mở cửa thị trường cho trái bưởi của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam các dự án về công nghệ bảo quản để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, từ đó có thể tiếp cận sâu rộng hơn đến thị trường Hoa Kỳ. Đại sứ Marc E. Knapper bày tỏ sự đồng thuận với đề nghị này, theo ông nâng cao chất lượng nông sản không chỉ tốt cho Việt Nam mà còn đem lại lại ích cho thị trường Hoa Kỳ.

“Về trái bưởi Việt Nam, chúng ta đã đang rất gần đến kết quả, người tiêu dùng Mỹ sẽ rất vui nếu được sử dụng sản phẩm này”, Đại sứ cho biết thêm.

Đại sứ Marc E. Knapper nói: "Hoa Kỳ đánh giá rất cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với mục tiêu có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đã tích cực tham gia các sáng kiến của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề cập đến vấn đề khắc phục thẻ vàng IUU. Đại sứ Marc cho biết đây là vấn đề Hoa Kỳ muốn hợp tác để cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các công cụ, phương pháp để khắc phục vấn đề này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thương mại mà còn là vấn đề môi trường.

Ngoài ra, Bộ trưởng và Đại sứ cũng thống nhất về việc đẩy mạnh hợp tác để có thể cho ra đời được vaccine về Dịch tả lợn châu Phi.