Hoàn Thuế Của Thủ Đức House Là Bao Nhiêu Năm Tù

Hoàn Thuế Của Thủ Đức House Là Bao Nhiêu Năm Tù

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình các vấn đề liên quan ngân sách nhà nước - Ảnh: Quốc hội

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình các vấn đề liên quan ngân sách nhà nước - Ảnh: Quốc hội

Hoàn thuế VAT đã có bài học đau xót

Về hoàn thuế VAT, ông Phớc nói đã hoàn được 92%, giải quyết được 14.857 hồ sơ và đang giải quyết hơn 534 hồ sơ với trên 9.154 tỉ đồng. Theo quy định hoàn thuế phải có hóa đơn, chứng từ chuyển tiền, công ty xuất nhập khẩu có thêm hợp đồng, tờ khai hải quan…

Tuy nhiên, vướng mắc khi xác minh ở nước ngoài cơ quan thuế nói không còn tồn tại doanh nghiệp này, có nghĩa là hợp đồng vô hiệu nên không hoàn được.

“Việc này là bài học đau xót. Riêng vụ nhà Thủ Đức House, Cục Thuế TP.HCM đã có 18 người đi tù. Riêng cục phó phải đi tù 4 năm dù không lấy đồng nào, chỉ làm sai thôi. Nếu Luật Thuế nói hoàn thuế chỉ xác minh người bán cuối cùng, cán bộ thuế không vi phạm thì chúng tôi thực hiện ngay" - ông Phớc nói thêm là quy định hiện nay yêu cầu phải hoàn trước kiểm tra sau là 6 ngày và kiểm trước, hoàn sau là 40 ngày nên phải thi hành.

Đối với đề xuất giảm đồng loạt 2% thuế VAT, bộ trưởng cũng cho rằng thực hiện theo nghị quyết 43 và không giảm cho một số ngành nghề kinh doanh tài chính, viễn thông, chứng khoán, ngân hàng... Do vậy, việc giảm thêm sẽ gây áp lực cho ngân sách.

Tiết kiệm chi có gì dùng đó, 'bộ ngành tiếp khách mệt lắm, đi công tác cũng rất ít'

Với năm 2024, cùng với hai khoản thuế đã giảm gồm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu và thuế VAT, dự toán ngân sách là 1,757 triệu tỉ đồng, tăng 8,46% so với dự toán. Riêng chi xây dựng cơ bản là 677.300 tỉ đồng, chiếm 32% trong tổng chi ngân sách, bố trí đủ nâng lương cơ sở và cải cách tiền lương.

Trước quan điểm của các đại biểu về việc phải giảm chi thường xuyên, ông Phớc lại cho rằng cần giảm chi đầu tư. Có nghĩa là cần phải tiết kiệm chi đầu tư, đầu tư không được lãng phí, phải hiệu quả và không thể để thất thoát.

"Chi thường xuyên là có gì dùng đó, có bộ ngành riêng tiền lương và phụ cấp chiếm 66%, không có gì để tiết kiệm. Bộ ngành tiếp khách cũng mệt lắm, đi công tác cũng rất ít, chúng ta tiết kiệm chi thường xuyên phục vụ chủ yếu con người, lương và phụ cấp là chính" - ông Phớc nói.

Theo cáo trạng, Trịnh Tiến Dũng (hiện đang bỏ trốn) đã chỉ đạo đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối thông qua việc sản xuất, sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng để mua bán lòng vòng, nâng giá lên nhiều lần.

Các đối tượng làm, sử dụng, giấy tờ giả để lập các công ty “ma” nhằm thực hiện thủ tục mua bán, xuất khẩu hóa linh kiện điện tử nhằm chiếm đoạt hơn 538 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng.

Trần Hoàn Tiên (giám đốc Công ty Minh Tâm và Công ty TNHH Mega E&T VN) là “trợ thủ” tích cực cho Dũng, thay Dũng phụ trách toàn bộ hoạt động mua, bán với Thủ Đức House. Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2019, Tiên sử dụng 10 công ty xuất 334 hóa đơn GTGT cho nhóm công ty trung gian của Nguyễn Văn Lành để Thủ Đức House xuất khẩu hàng hóa và được hoàn hơn 365 tỷ đồng.

Các cá nhân thuộc Cục thuế tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai đã hoàn hơn 153 tỷ đồng tiền thuế cho Công ty Sài Gòn Tây Nam và 19,3 tỷ đồng cho Công ty Hoàng Nam Anh.

Do không đủ thời gian điều tra nên công an tách tài liệu và chuyển hồ sơ đến cơ quan cảnh sát điều tra các tỉnh này để điều tra.

Cùng thời gian này, Tiên xuất khống 127 hóa đơn GTGT cho Công ty Sài Gòn Tây Nam để công ty này được hoàn thuế hơn 144 tỷ đồng.

Theo cơ quan tố tụng, Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (Tổng giám đốc Thủ Đức House) đồng ý với phương án kinh doanh xuất khẩu linh kiện điện tử. Theo đó, Thủ Đức House không trực tiếp đàm phán, thỏa thuận mua bán mà sử dụng Công ty Wood Trading ký hợp đồng mua hàng với công ty của Lành.

Còn Lành chịu trách nhiệm với phương thức thanh toán các công ty nước ngoài chuyển cho Thủ Đức House 100% tiền hàng.

Thủ Đức House, Công ty Wood Trading chuyển tiền hàng và bỏ trước 10% tiền thuế GTGT với lợi nhuận ấn định Thủ Đức House được hưởng 0,6%/tổng giá trị hàng hóa. Sau khi xuất khẩu, Thủ Đức House sử dụng các hợp đồng mua bán hàng trong nước và nước ngoài, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.

Trong thương vụ này, Thủ Đức House được hưởng 22,4 tỷ đồng. Với hành vi giúp sức cho Dũng chiếm đoạt tiền hoàn thuế, các bị can Tiên, Hoàng… bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì Cục thuế TP.HCM có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết, kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT đối với Thủ Đức House.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2019, Cục thuế TP.HCM đã nhận 19 hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Thủ Đức House. Cục thuế TP.HCM đã ban hành 17 quyết định hoàn thuế các kỳ hoàn từ tháng 2/2018 đến tháng 6/2019 số tiền hơn 365 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các bị can là cán bộ, lãnh đạo Cục thuế TPHCM đã vi phạm các quy định về quản lý thuế, quy trình, quy định trong việc xét duyệt, thẩm định dẫn đến việc nhà nước thất thoát hơn 331 tỷ đồng.

Viện kiểm sát cho rằng, Thủ Đức House là cơ sở kinh doanh thương mại có hoạt động xuất khẩu qua đất liền và có sự thay đổi bất thường về doanh thu tính thuế, có số thuế hoàn tăng đột biến (trên 20% so với cùng kỳ năm trước); doanh nghiệp có cùng mức thuế suất đầu vào và đầu ra đề nghị hoàn; doanh nghiệp bên mua và bên bán có cùng chủ sở hữu, quan hệ liên kết (Thủ Đức House nắm giữ 50% vốn tại Công ty cổ phần Wood Trading - pv).

Theo khoản 2, Điều 6, Thông tư 99/2016 và điểm 5, Công văn 1049, điểm 3 Công văn 13822 thì đây là các dấu hiệu rủi ro cao phải thực hiện kiểm tra 100% trước khi hoàn thuế.

Mặc dù các rủi ro cao về thuế được nhận định trong phiếu đề xuất, phiếu thẩm định và tờ trình lãnh đạo, nhưng bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó Cục trưởng Cục thuế TP.HCM và các cán bộ, lãnh đạo được phân công không tiến hành kiểm tra, tiếp tục ký duyệt cho Thủ Đức House được hoàn thuế khiến nhà nước thất thoát hơn 331 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, bà Hạnh thừa nhận đã thiếu sót do không thực hiện đúng các quy định, quy trình giải quyết hoàn thuế.

Bà Hạnh và 10 cán bộ của Cục thuế TP. HCM bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự.

THIẾU TRÁCH NHIỆM, CHẬM TRIỂN KHAI THANH TRA THUẾ

Để xảy ra sai phạm hoàn thuế còn có trách nhiệm của cán bộ thuộc Phòng kiểm tra số 4, Cục thuế TPHCM.

Quá trình kiểm tra, Đặng Thị Minh Châu (trưởng đoàn) và Trần Bảo Thịnh (thành viên) chỉ căn cứ vào báo cáo, hồ sơ kê khai của Thủ Đức House; không đối chiếu hóa đơn, chứng từ, hồ sơ hải quan theo quy định nên không phát hiện có 3/57 bộ hồ sơ xuất khấu có hóa đơn GTGT đầu vào lập và ký sau ngày có xác nhận của cơ quan Hải quan.

Lẽ ra trường hợp này phải dừng hoàn thuế, chuyển cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý hoặc phải thực hiện việc thanh tra hoàn thuế.

Theo Viện kiểm sát, Châu và Thịnh lập và ký 2 phiếu đề xuất hoàn thuế, trình lãnh đạo phê duyệt cho Thủ Đức House hoàn thuế hơn 34 tỷ đồng. Còn Đặng Thị Huỳnh Yến – Phó trưởng phòng không kịp thời phát hiện sai phạm để ngăn chặn.

Võ Quang Lâm, công chức thuộc Phòng Thanh tra thuế số 3, Cục thuế TPHCM chậm triển khai kế hoạch thanh tra sau hoàn thuế nên không kịp thời phát hiện sai phạm để ngăn chặn, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 221 tỷ đồng.

Các bị can Châu, Thịnh, Yến, Lâm bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.