Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Chiến lược thương hiệu là xương sống của việc xây dựng thương hiệu, mọi hoạt động, mọi chiến dịch truyền thông đều cần dựa trên chiến lược thương hiệu. Kể cả các thiết kế logo, thiết kế thương hiệu đều được phát triển dựa trên bản chiến lược.
Do đó, khi đã có sự phê duyệt ban đầu của khách hàng (ngân hàng), hãy tiếp tục đề xuất tinh chỉnh chiến lược thương hiệu cho phù hợp với định hướng mới (nếu có).
Như Sao Kim đã nói ở trên, thông thường thiết kế logo chỉ là một hạng mục trong cả chiến dịch lớn, ngân hàng không đơn giản chỉ thiết kế logo, họ thay đổi chiến lược, thay đổi kinh doanh, thay đổi định hướng xây dựng thương hiệu mới dẫn tới cần thiết kế logo mới.
Do đó, cần đảm bảo rằng sự thay đổi được cụ thể hóa vào trong bản chiến lược thương hiệu, khi đó các nhà thiết kế có thể yên tâm dựa theo bản chiến lược để phát triển các phương án logo phù hợp.
Các thành phần cần tinh chỉnh trong bản chiến lược thương hiệu bao gồm:
Tiếp theo, các nhà thiết kế sẽ dựa vào bản chiến lược và các hiểu biết đã nghiên cứu để thiết kế concept logo, đề xuất phương án logo mới cụ thể đến client.
Thiết kế concept logo là một bước sơ bộ, trực quan hóa các ý tưởng logo ban đầu giúp client hình dung rõ hơn phương hướng phát triển phù hợp.
Thông thường, cần tối thiểu 3 concept logo với các ý tưởng khác nhau để client lựa chọn. Tuy nhiên, dự án thiết kế logo ngân hàng là dự án lớn, yêu cầu phức tạp và ở mức độ cao vì vậy, thông thường cần nhiều đề xuất hơn.
Tại đây, nhà thiết kế có thể dựa theo các nghiên cứu để quyết định giữ các thành phần nào của logo cũ, màu sắc nào cần thay đổi, sử dụng biểu tượng gì….
Giai đoạn này cần sự cộng tác liên tục và chặt chẽ giữa các bên tham gia để cùng tạo ra các concept phù hợp nhất.
Tiếp theo, trình bày các concept trước hội đồng kiểm duyệt của ngân hàng, giúp ngân hàng lựa chọn phương án tốt nhất để tiếp tục phát triển.
NOTE: Sao Kim khuyên bạn nên setup một buổi trình bày chi tiết từ nghiên cứu, chiến lược tới việc phát triển concept và minh họa logo mới trong một số tình huống sử dụng thực tế để giúp hội đồng kiểm duyệt của ngân hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn.
Công việc này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng có sức thuyết phục cao (phù hợp với các dự án lớn). Các dự án nhỏ (với ngân sách nhỏ) sẽ khó thể thực hiện theo cách này.
Và dựa theo các phản hồi của hội đồng kiểm duyệt, nhà thiết kế tiến hành tinh chỉnh và tiếp tục trình bày lại, lặp đi lặp lặp cho đến khi chọn được concept tốt nhất.
Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi số, hoạt động thay đổi logo (thay đổi nhận diện thương hiệu) của các ngân hàng cũng diễn ra sôi nổi, trong đó có một số ngân hàng tiêu tiểu như sau:
So sánh với logo cũ, thiết kế logo mới của ngân hàng MB hiện đại hơn hẳn, dễ nhớ hơn và dễ nhận diện hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh với logo của các thương hiệu hàng đầu khác, sự thay đổi logo của MB phần nào đó an toàn hơn, chưa đáp ứng được kỳ vọng cao của công chúng.
Nhưng nếu nói đến sự thành công khi sau khi thay đổi logo, thay đổi nhận diện MB xứng đáng là case study đáng học hỏi.
Hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu của MB cũng tăng trưởng tốt sau khi thiết kế lại logo, năm 2017, thương hiệu MB Bank chỉ xếp trong nhóm cuối Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín.
Tuy nhiên, năm 2022, thương hiệu MB Bank đã nằm trong nhóm đầu.
Dĩ nhiên, kết quả này là do sự thay đổi toàn diện trong hoạt động kinh doanh, truyền thông. Nhưng sự đóng góp của logo mới, nhận diện mới là không hề nhỏ.
Ngân hàng BIDV thiết kế logo mới
Ngân hàng BIDV là ngân hàng có tài sản lớn nhất hệ thống, là một Big 4 có vốn nhà nước (cùng với Agribank, VietinBank), việc BIDV thay đổi logo, thay đổi nhận diện thương hiệu là điều khá bất ngờ.
Nhưng nếu nhìn lại và so sánh với các ngân hàng khác thì thiết kế logo cũ của BIDV cũng đã trở nên lỗi thời hơn khá nhiều, việc thiết kế logo mới cũng là điều tất yếu.
Với logo mới, BIDV giữ nguyên cụm BIDV, tinh chỉnh một chút cho cảm giác thân thiện, năng động hơn và có 2 sự thay đổi lớn:
Nhìn vào cả hai yếu tố thay đổi này, chúng ta đều có thể liên tưởng ngay tới “tiền tài”, “phú quý” — Đặc trưng chính của ngành ngân hàng.
Ngoài ra, biểu tượng cũ của logo BIDV quá khó nhớ, việc bỏ đi để sử dụng biểu tượng mới dễ nhớ hơn, liên quan hơn là lựa chọn đúng đắn.
Chiến dịch thay đổi logo, nhận diện thương hiệu của BIDV mặc dù có sự thay đổi lớn, nhưng không có nhiều điểm tranh cãi như của MB Bank, điều này cho thấy dự án có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng trong khâu truyền thông ra mắt thương hiệu.
Tuy nhiên, logo của BIDV gặp một vấn đề đó là, màu lam ngọc khó thi công, in ấn trong hoạt động hàng ngày. Điển hình, bạn có thể thấy màu in ấn thực tế các biển bảng của BIDV đã thay đổi tại các điểm giao dịch không thể hiện được đúng màu sắc như thiế kế.
Ngân hàng VPBank thiết kế logo mới
Trong một số ngân hàng mới thiết kế lại logo, VPBank là ngân hàng có sự thay đổi rất nhỏ. Mặc dù đây là sự thay đổi sau hơn 10 năm.
Để giải thích điều này, cũng có thể nhìn thấy rằng, chiến lược kinh doanh của VPBank không thay đổi nhiều, họ vẫn tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thậm chí siêu nhỏ) – đây cũng chính là chiến lược đã khiến VPBank “lột xác” trong chặng đường 10 năm qua.
Do đó, VPBank chỉ cần thực hiện “tinh chỉnh” rất nhỏ, chau chuốt theo tỷ lệ vàng và thay đổi một chút về màu sắc theo hướng hiện đại hơn để đưa thông điệp tới khách hàng “VPBank luôn tự cải tiến, nâng cấp để phục vụ khách hàng theo cách tốt hơn” hướng tới “Vì một Việt Nam thịnh vượng”.
Đó là câu chuyện thiết kế logo mới, gần đây của một số ngân hàng nổi bật. Theo dõi lại sự thay đổi của họ cũng có thể giúp ích rất nhiều cho dự án của bạn.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về quy trình.
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc ngân hàng cần thiết kế logo mới, và đây là một số lý do thường gặp:
Mỗi một lý do đều dẫn tới các yêu cầu thiết kế khác nhau, các mức độ thay đổi cũng khác nhau. Hiểu lý do, bạn có thể đề xuất các phương án nghiên cứu cũng như concept, hạng mục phù hợp hơn.
NOTE: Không chỉ riêng ngành ngân hàng, việc thay đổi logo, thiết kế mới trong bất kỳ ngành nào thường đi cùng chiến dịch lớn hơn như tái định vị, mở rộng, mua bán/ sáp nhập thương hiệu…. Trong bài này, Sao Kim sẽ tập trung nhiều vào thiết kế logo hơn là các khía cạnh khác.
Theo kinh nghiệm làm việc với ngân hàng Agribank, Bảo Việt Bank, PVCombank… Sao Kim xin chia sẻ một số điều cần chú ý khi thiết kế logo cho ngân hàng:
Logo PVcomBank sử dụng biểu tượng có hình nón lá, mang dấu ấn đặc trưng của con người Việt Nam.
Bên cạnh đó, biểu tượng logo PVcomBank cũng được thiết kế gần giống với đồng tiền xu, giúp khách hàng liên tưởng ngay tới các dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Các bạn có thể thấy, hầu hết các ngân hàng trung quốc sử dụng dạng logo kết hợp giữa biểu tượng và tên thương hiệu.
Đặc biệt, các ngân hàng trung quốc thích sử dụng các biểu tượng liên quan đến đồng tiền để gọi nhắc ngay đến lĩnh vực của họ.
Các ngân hàng quốc tế khác sử dụng biểu tượng đa dạng hơn, cũng có một số biểu tượng liên quan một số hình ảnh phổ biến của quốc gia (ví dụ lá cờ, linh vật quốc gia…)
Một số điều rút ra được sau khi nghiên cứu logo của các ngân hàng nổi tiếng:
Liên hệ ngay với Sao Kim để thiết kế logo chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu bài bản, mạnh mẽ.