Thu Nhập Người Việt Nam 2023

Thu Nhập Người Việt Nam 2023

Khi đã quá nhẵn mặt với những tên tuổi người mẫu trong nước thì việc lựa chọn các gương mặt mẫu tây, mắt xanh, da trắng, tóc vàng lại trở thành một “cơn gió lạ” tạo thêm nhiều điểm thú vị, hấp dẫn, mới mẻ cho làng thời trang Việt Nam. Loạt bài: Người mẫu Tây ở Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ.

Khi đã quá nhẵn mặt với những tên tuổi người mẫu trong nước thì việc lựa chọn các gương mặt mẫu tây, mắt xanh, da trắng, tóc vàng lại trở thành một “cơn gió lạ” tạo thêm nhiều điểm thú vị, hấp dẫn, mới mẻ cho làng thời trang Việt Nam. Loạt bài: Người mẫu Tây ở Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu thêm về họ.

Một số chính sách chưa "bao phủ", thiếu bền vững

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, một số chính sách ASXH chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng, thiếu bền vững, thực hiện thiếu đồng bộ, chưa đồng đều giữa các địa phương, chênh lệch về mức sống, hưởng thụ văn hóa, tinh thần giữa các vùng, miền, nhóm đối tượng... còn lớn.

Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chất lượng an sinh xã hội có mặt còn hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý còn bất cập, trình độ quản lý chưa cao, vẫn còn hiện tượng lạm dụng, trục lợi chính sách.

Ông Hồi chia sẻ: “Thời gian tới, Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các chính sách ASXH hiện hành và nghiên cứu xây dựng, đề xuất với T.Ư một nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là hết sức cần thiết, nhằm quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững".

Để Việt Nam tiến tới tầm nhìn an sinh xã hội cho toàn dân, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, nhấn mạnh Việt Nam phải tiếp tục dành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể để tăng cường hệ thống an sinh xã hội trên nhiều chiều cạnh khác nhau.

Theo các chuyên gia ILO, việc cải cách các chính sách ASXH cần được thiết kế và thực hiện dựa trên một loạt các nguyên tắc như: phối hợp và liên kết nhiều hơn giữa các chính sách và can thiệp khác nhau; hệ thống ASXH nhạy cảm hơn về giới và phản ứng với sốc; đảm bảo ASXH, không bỏ lại ai phía sau; thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan trong quá trình hoạch định chính sách ASXH...

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá các nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong top 10 nơi tốt nhất để sinh sống và làm việc đối với người nước ngoài.

Theo khảo sát Expat Insider 2021 vừa công bố của tổ chức Internations, Việt Nam đứng thứ 10 trong 59 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam xuất hiện trong top 10 của bảng xếp hạng này.

Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu thế giới ở tiêu chí Chi phí sinh hoạt và Tài chính cá nhân. 90% người được khảo sát cho biết thu nhập khả dụng của họ tại Việt Nam thừa để chia trả mọi nhu cầu trong cuộc sống - tỷ lệ cao nhất thế giới (trung bình toàn cầu là 77%). Trên thực tế, Việt Nam luôn nằm trong top 5 ở tiêu chí chi phí sinh hoạt trong khảo sát này kể từ năm 2014.

85% người được cho biết họ hài lòng với tình hình tài chính cá nhân tại Việt Nam, so với 48% toàn cầu. 9% người nước ngoài ở Việt Nam cho biết họ có thu nhập trên 250.000 USD/năm (tỷ lệ trung bình toàn cầu là 3%).

Việt Nam là nơi mà người nước ngoài có mức độ hài lòng trong công việc nói chung cao nhất thế giới. 45% người được hỏi cho biết họ chuyển tới Việt Nam vì công việc, so với tỷ lệ 33% toàn cầu.

63% người cảm thấy dễ ổn định cuộc sống tại Việt Nam, đánh giá người dân thân thiện, dễ kết bạn, so với tỷ lệ trung bình 44% toàn cầu.

"Tôi thích sống ở Việt Nam. Ở đây chi phí sinh hoạt rẻ, người dân thân thiện, đồ ăn ngon và cuộc sống thoải mái", một người Mỹ sống tại Việt Nam chia sẻ.

Tuy vậy, 11% người được hỏi cho biết dịch bệnh Covid-19 hiện tại có ảnh hưởng tới tình hình tài chính cá nhân của họ khi sống tại Việt Nam, cao hơn so với tỷ lệ 8% toàn cầu.

Bên cạnh đó, 63% người được hỏi quan ngại về chất lượng không khí tại Việt Nam, so với tỷ lệ trung bình 20% toàn cầu. Ngoài ra, 81% cảm thấy khó học tiếng Việt, tỷ lệ cao gần gấp đôi so với trung bình 42% toàn cầu.

"Tôi không thể nói được tiếng Việt, đây là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới", một người Canada sống tại Việt Nam chia sẻ. May mắn là 72% người nước ngoài cảm thấy vẫn sống dễ dàng ở Việt Nam mà không cần nói tiếng Việt, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 54% toàn cầu.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam chỉ xếp sau Malaysia - quốc gia đứng thứ 4 trong danh sách. Thái Lan, Indonesia, Philippines lần lượt xếp vị trí thứ 14, 26 và 31.

Khảo sát Expat Insider năm 2021 có sự tham gia của 12.420 người nước ngoài thuộc 174 quốc tịch đang sinh sống tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ. Người tham gia khảo sát được yêu cầu đánh giá 37 nhân tố khác nhau liên quan tới nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ở nước ngoài.

Năm nay, Đài Loan, Mexico và Costa Rica dẫn đầu danh sách, được đa số người nước ngoài tham gia khảo sát đánh giá cao ở tiêu chí chi phí sinh hoạt, mức độ dễ dàng khi ổn định cuộc sống và chất lượng cuộc sống nói chung.

Đây là năm thứ ba Đài Loan dẫn đầu xếp hạng này. 97% người nước ngoài sống tại Đài Loan hài lòng với dịch vụ chăm sóc y tế và chất lượng cuộc sống tại đây, so với mức 71% toàn cầu. Người nước ngoài ở Đài Loan cũng hài lòng với an ninh việc làm cũng như tình hình kinh tế ổn định tại Đài Loan. Trung Quốc và Mỹ lần lượt đứng thứ 22 và 34 trong bảng xếp hạng.

TPO - Theo Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, để thu hút lao động nước ngoài, Chính phủ Úc đã tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư lên 70.000 đô-la Úc, tương đương gần 1,1 tỷ đồng, thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Chiều 5/12, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN) TPHCM tổ chức đối thoại về công tác đối với Người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến TPHCM diện chuyên gia, tu nghiệp và xuất khẩu lao động, nhằm đưa những giải pháp hiệu quả khi đưa người lao động (NLĐ) sang nước ngoài làm việc.

Lao động "chui" khi hết hợp đồng

Phát biểu tại hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai - Chủ nhiệm UBNVNONN TPHCM - cho biết, việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác kết nối chưa phát huy hết hiệu quả trong quản lý, bảo hộ công dân; công tác thông tin về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật ở nước sở tại, bỏ hợp đồng hoặc khi hết hạn hợp đồng lại không về nước chậm được thông tin đến cơ quan quản lý trong nước…

“Hội nghị mong muốn thiết lập kênh liên lạc hiệu quả và bền vững giữa các cơ quan ngoại giao, quản lý nhà nước và các tổ chức, DN; tìm hiểu những khó khăn, thách thức của NLĐ và chuyên gia Việt Nam tại nước sở tại; cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm…” - bà Mai nói.

Bà Huỳnh Lê Như Trang - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM - cho biết, tại TPHCM hiện có 70 DN được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trước năm 2020, bình quân mỗi năm các DN đưa từ 10.000 - 14.000 người đi làm việc ở nước ngoài; 11 tháng năm nay đã đưa 8.583 người xuất khẩu lao động. Từ năm 2020 cho đến nay, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên từ năm 2020 đến nay , số lượng đưa đi làm việc ở nước ngoài giảm mạnh.

Thu nhập bình quân hàng tháng từ 15 - 28 triệu đồng; đa số lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông làm công việc giản đơn; số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ chưa cao.

Theo bà Trang, quy mô hoạt động của một số DN còn nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN dẫn đến NLĐ phải chịu nhiều chi phí để đi làm việc ở nước ngoài; chưa quan tâm giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi về nước.

Về phía NLĐ, chưa đáp ứng được các công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, các công việc có độ phức tạp theo yêu cầu của DN. Tình trạng NLĐ hết hạn hợp đồng lao động không về nước đúng thời hạn, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp hoặc không thực hiện hợp đồng bỏ trốn ra ngoài làm việc, vi phạm pháp luật nước sở tại đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập của nhiều NLĐ, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DN cũng như hình ảnh của đất nước.

Thị trường xuất khẩu lao động khát lao động có tay nghề.

“Nguyên nhân của tình trạng trên đến từ nhiều phía. Không phủ nhận ý thức của NLĐ còn kém mà qua tìm hiểu thực tế, một số DN tuyển chọn lao động qua trung gian, ủy quyền cho các chi nhánh, trung tâm thực hiện nên không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của NLĐ” - bà Trang cho biết.

Bà Tạ Thị Thanh Thúy, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, hiện có trên 65.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, chiếm 22% trong tổng số 256.000 người Việt Nam ở Hàn Quốc. Gần đây Hàn Quốc nhận được nhiều đơn hàng trong ngành đóng tàu nên cần thêm lao động trong lĩnh vực này.

Theo bà Thúy, Việt Nam nhiều dư địa đưa lao động sang Hàn Quốc như dân số trẻ; gần 74 triệu người trong lực lượng lao động, trong đó 40% có thể đi làm việc ở nước ngoài (từ 20 - 44 tuổi); số thất nghiệp ở thanh niên ở mức trên 400.000 người, nhu cầu xuất khẩu lao động có thể kéo dài ít nhất tới năm 2040.

Bà Daisy Nguyễn Lê Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Đầu tư Văn hóa Giáo dục Úc Việt, Giám đốc Công ty DSS Education - cho biết, năm nay có tới 36% số ngành nghề của Úc thiếu lao động có trình độ. Điều này khiến Chính phủ Úc phải tăng cường các giải pháp thu hút lao động có tay nghề từ nước ngoài, nhằm giúp các DN ứng phó thiếu hụt lao động. Một trong những động thái rõ ràng nhất là vào đầu tháng 7, Úc quyết định tăng mức trần lương đối với người lao động nhập cư do chủ DN bảo lãnh lên 70.000 đô-la Úc (gần 1,1 tỷ đồng) thay cho mức 53.900 đô-la Úc áp dụng từ năm 2013.

Việt Nam có nhiều lợi thế về xuất khẩu lao động với dân số trẻ, người lao động chịu khó, nhanh nhẹn...

“Bổ sung lực lượng lao động cho thị trường vốn đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng tại Úc, đây chính là cơ hội rất lớn cho sinh viên và lao động trẻ Việt Nam từ Úc làm việc thông qua các chương trình du học làm việc định cư với những tiêu chí quan trọng gồm: hợp pháp, công bằng và lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường nhân lực quốc tế” – bà Daisy Nguyễn Lê Vân khẳng định.

Ông Đỗ Minh Hoài, Trưởng Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cho biết, Đài Loan là một trong hai thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2023, có hơn 50.000 lao động Việt Nam (15.284 là nữ) sang Đài Loan làm việc, chiếm 38,3% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Hiện mức lương tối thiểu trong năm 2023 của lao động phổ thông trong khu vực 1 là từ 20.000 - 26.400 Đài tệ/tháng (khoảng 645 - 850 USD/tháng, từ 16 - 20 triệu đồng/tháng); lao động trình độ kỹ thuật bậc trung từ 29.000 - 33.000 Đài tệ/tháng (774 - 1.065 USD/tháng, gần 18 - 26 triệu đồng/tháng).

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị cần xây dựng mạng lưới liên kết và giao lưu giữa các cơ quan chức năng, tổ chức đào tạo, DN và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện và bền vững. Qua đó thiết lập cơ chế hỗ trợ và bảo vệ tốt hơn cho người Việt Nam khi sinh sống, lao động ở nước ngoài. Các giải pháp đề xuất bao gồm cải thiện quy trình tuyển chọn và đào tạo lao động, tăng cường hỗ trợ tư pháp và tư vấn cho NLĐ, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và tạo ra môi trường công bằng và an toàn cho NLĐ Việt Nam ở nước ngoài…

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), năm 2023, nhìn chung trong bối cảnh thế giới có nhiều thách thức, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm tích cực, bức tranh xã hội có nhiều nét tươi sáng, khả quan, đời sống của người dân được cải thiện, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo.

Báo cáo tổng kết công tác năm 2023, Bộ LĐ-TB&XH nhìn nhận, cùng với sự phục hồi và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi, lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập của người lao động đều tăng so với năm 2022.

Cụ thể, năm 2023, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt 7,1 triệu đồng mỗi tháng, tăng 459.000 đồng (6,9%) so với cùng kỳ 2022.

Các địa phương tăng kết nối giao dịch việc làm giúp cải thiện số lao động có việc làm, đạt 51,3 triệu người, tăng 130.000 người so với quý III/2023. Tính chung cả năm 2023, lao động có việc làm ước đạt 51,3 triệu người, tăng 683.000 người so với năm 2022.

Mặc dù vậy, Bộ LĐ-TB&XH cũng thừa nhận, số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng, nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động, khi số lao động làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu.

Số người nghỉ giãn việc, mất việc những tháng cuối năm tiếp tục giảm so với quý III/2023. Trong đó, lao động mất việc còn 85.000 người, giảm gần 33.000 người; người nghỉ giãn việc còn 77.800 người, giảm hơn 187.000 người so với quý III/2023.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, năm 2024 dự báo tình hình thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục còn đối mặt với khó khăn thách thức. Vì thế, ngành Lao động sẽ tập trung triển khai tốt các chính sách ổn định thị trường lao động, tạo công ăn việc làm.